QUY TRÌNH XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG
QUY TRÌNH XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG
Để có thể xây dựng công trình nhà xưởng hầu hết các chủ đầu tư phải được các cơ quan
quản ký Nhà nước cấp phép xây dựng. Việc cấp phép xây dựng này được cụ thể hóa bằng
văn bản pháp luật là GIẤY PHÉP XÂY DỰNG. Vậy làm thế nào để được cấp giấy phép?
Chủ đầu tư cần có cái nhìn tổng quan về Giấy phép xây dựng.
1. ĐỊNH NGHĨA VỀ GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ
đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình theo nguyện vọng trong phạm
vi nội dung được cấp phép. Nó là một công cụ để tổ chức thực thi quy hoạch xây dựng đô
thị đã được thông qua, qua đó có thể xác định chủ đầu tư xây dựng đúng hay không đúng quy hoạch.
Giấy phép xây dựng bao gồm: Giấy phép xây dựng có thời hạn và giấy phép xây dựng theo giai đoạn
Giấy phép xây dựng có thời hạn: là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở
riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
Giấy phép xây dựng theo giai đoạn: là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công
trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự ánchưa được thực hiện xong.
2. HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG, NHÀ KHO:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
- Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ hợp đồng thuê lại đất.
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc Giấy cam kết
bảo vệ môi trường theo quy định của luật Bảo vệ môi trường.
- Chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC.
- Quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư.
- Báo cáo khảo sát địa chất.
- Bản vẽ thiết kế XPXD.
- Thuyết minh về hồ sơ thiết kế.
- Dự toán công trình xây dựng.
- Bản kê khai của tổ chức thiết kế.
- Chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc, kết cấu của Chủ trì thiết kế trong bản vẽ.
- Văn bản thẩm định thiết kế với công trình có yêu cầu do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
- Báo cáo kết quả thẩm tra về thiết kế bản vẽ.
- Báo cáo tổng hợp về dự án.
3. THỜI GIAN ĐỂ ĐƯỢC CẤP PHÉP XÂY DỰNG
- Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời. Thời gian được tính khi cơ quan cấp phép xây dựng nhận đủ hồ sơ hợp lệ:
+ Không quá 20 ngày làm việc đối với công trình xây dựng công nghiệp;
+ Không quá 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
+ Không quá 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn,
- Đối với gia hạn Giấy phép xây dựng và cấp lại Giấy phép xây dựng thì thời gian cấp phép không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan cấp phép xây dựng nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. QUY TRÌNH XIN PHÉP XÂY DỰNG
a) Quyết định phê duyệt dự án xây dựng
- Quyết định phê duyệt dự án là văn bản pháp luật quyết định phê duyệt đầu tư dự án xây dựng, được sự chấp thuận của Ban Giám đốc danh nghiệp hoặc Hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Trong quyết định thể hiện rõ tên dự án, tên chủ đầu tư, mục đích của dự án, địa điểm xây dựng, diện tích, quy mô, tổng mức đầu tư, hình thức quản lý, thời gian hoạt động, tiến độ thực hiện dự án.
b) Thiết kế dự án xây dựng
- Việc thiết kế xây dựng phải được thực hiện bởi một đơn vị có đủ chuyên môn, kinh nghiệm, đủ tính pháp lý theo quy định Nhà nước. Hồ sơ thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn – quy chuẩn (link vs tiêu chuẩn thiết kế) hiện hành, thể hiện rõ diện tích khu đất, diện tích xây dựng, diện tích cây xanh, diện tích gia thông nội bộ, vị trí xây dựng, diện tích, chiều cao, quy mô của từng hạng mục trong bản vẽ.
- Hồ sơ thiết kế bao gồm:
+ Bản vẽ thiết kế xây dựng
+ Thuyết minh thiết kế bản vẽ
+ Dự toán xây dựng
Tìm hiểu thêm về các Tiêu chuẩn xây dựng (link)
c) Thẩm định, thẩm tra thiết kế
- Được thực hiện bởi một đơn vị thứ 3 có đủ chuyên môn, kinh nghiệm, đủ tính pháp lý theo quy định Nhà nước. Việc thẩm định, thẩm tra nhằm mục địch kiểm tra hồ sơ thiết kế của chủ đầu tư thực hiện đúng phù hợp với quy mô, nguồn vốn sử dụng của dự án, loại và cấp công trình xây dựng, năng lực của đơn vị tư vấn thiết kế, và sự phù hợp của thiết kế với các quy định hiện hành.
d) Nộp hồ sơ xin phép xây dựng
- Nộp hồ sơ xin phép xây dựng tại cơ quan thụ lý hồ sơ theo quy định của Nhà nước.
- Cơ quan thụ lý hồ sơ xác nhận bằng văn bản là giấy hẹn trả lời kết quả xử lý hồ sơ xin
phép.
e) Kiểm tra hồ sơ xin phép xây dựng
- Cơ qua cấp phép xây dựng kiểm tra hồ sơ xin phép xây dựng của chủ đầu tư, kiểm tra về sự phù hợp của hồ sơ với các quy định hiện hành.
- Trả lời bằng văn bản về sự hợp lý và phù hợp của hồ sơ
+ Văn bản trả lời sự không phù hợp.
+ Văn bản cấp phép xây dựng.
f) Cấp phép xây dựng
- Cơ qua cấp phép xây dựng kiểm tra hồ sơ xin phép xây dựng của chủ đầu tư nếu hồ sơ đúng thủ tục quy định thì đơn vị cấp phép cấp Giấp Phép Xây Dựng có xác nhận của người đứng đầu cơ quan cấp phép theo quy định nhà nước.
- Cơ quan cấp phép xây dựng chuyển GPXD về nơi thụ lý hồ sơ xin phép dựng
- Chủ đầu tư mang giấy hẹn trả lời kết quả lên cơ quan thụ lý hồ sơ xin phép xây dựng để nhận GIẤY PHÉP XÂY DỰNG và cũng là thành quả cuối cùng.